Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

11 câu lệnh cần biết với mạng cho người dùng Linux

Linux hỗ trợ các câu lệnh cho người sử dụng khi muốn tải file, chẩn đoán  vấn đề về mạng, quản lý các giao diện mạng hay xem thống kê mạng trên giao diện dòng lệnh (command line). Dưới đây là một số câu lệnh thông dụng.

curl và wget

Sử dụng lệnh curl hoặc wget để tải một file từ internet mà không cần đầu cuối. Với lệnh curl, gõ curl-O đường dẫn tới file. Người sử dụng có thể sử dụng lệnh wget mà không cần thêm tùy chọn nào. File sẽ xuất hiện ở đường dẫn.
Curl-O website.com/fileWget website.com/file

ping

Lệnh ping gửi các gói ECHO_REQUEST tới địa chỉ chỉ định. Câu lệnh nhằm kiểm tra máy tính có thể kết nối với Internet hay một địa chỉ IP cụ thể nào đó hay không. Tuy nhiên có rất nhiều hệ thống được cấu hình để không hồi đáp với các lệnh ping.
Không giống lệnh ping trên Windows, câu lệnh ping trên Linux sẽ duy trì gửi các gói tin cho đến khi bạn kết thúc nó. Có thể định số lượng gói tối đa gửi đi bằng cách gõ thêm tùy chọn –c.
ping –c 4 google.com

Tracepath và traceroute

Lệnh tracepath cũng tương tự như traceroute nhưng nó không đòi hỏi các quyền quản trị. Nó cũng được cài đặt mặc định trên Ubuntu còn tracerout thì không. Lệnh tracepath lần dấu đường đi trên mạng tới một đích chỉ định và báo cáo về mỗi nút mạng (hop) dọc trên đường đi. Nếu gặp phải các vấn đề về mạng, lệnh tracepath có thể chỉ ra vị trí lỗi an ninh mang.
Tracepath example.com

mtr

Lệnh mtr là sự kết hợp ping  tracepath trong một câu lệnh đơn lẻ. mtr sẽ gửi liên tục các gói và hiển thị thời gian ping cho mỗi nút mạng. Câu lệnh cũng giúp phát hiện một số vấn đề bao mat mang. Trong trường hợp này, có thể thấy nút thứ 6 làm mất hơn 20% tổng số gói.
mtr howtogeek.com

Nhấn q hoặc Ctrl-C để thoát khi bạn thực hiện xong.

host

Lệnh host sẽ thực hiện tìm kiếm DNS. Nhập vào tên miền khi muốn xem địa chỉ IP đi kèm và ngược lại, nhập vào địa chỉ IP khi muốn xem tên miền đi kèm.
Host howtogeek.com
Host 208.43.115.82

whois

Lệnh whois sẽ đưa ra các bản ghi trên server whois (whois record) của website, vì vậy bạn có thể xem thông tin về người hay tổ chức đã đăng ký và sở hữu website đó.
whois example.com

ifplugstatus

Lệnh ifplugstatus giúp kiểm tra dây cáp có được cắm vào giao diện mạng hay không. Câu lệnh này không được cài đặt mặc định trên Ubuntu. Sử dụng câu lệnh sau để cài đặt nó
sudo apt-get install ifplugd
Chạy các câu lệnh sau để xem trạng thái tất cả các giao diện hay chỉ xem trạng thái một giao diện cụ thể.
ifplugstatus
ifplugstatus eth0

link beat detected” nghĩa là dây cáp đã được cắm và “unplugged” tức dây cáp chưa được cắm.

ifconfig

Câu lệnh ifconfig có rất nhiều tùy chọn để cấu hình, điều chỉnh và dò lỗi trên các giao diện mạng hệ thống. Đây cũng là cách để xem nhanh các địa chỉ IP và các thông tin khác của giao diện mạng. Gõ ifconfig để xem trạng thái các giao diện mạng hiện đang hoạt động bao gồm tên của chúng. Bạn cũng có thể chỉ định tên một giao diện để xem thông tin trên duy nhất giao diện đó.
ifconfig
ifconfig eth0

ifdown và ifup

Câu lệnh ifdown  ifup giống như ifconfig up hay ifconfig down. Hai câu lệnh thực hiện bật hoặc tắt giao diện chỉ định. Điều này yêu cầu quyền quan tri he thong nên bạn phải dùng thêm từ khóa sudo trên Ubuntu.
sudo ifdown eth0
sudo ifup eth0

Màn hình Linux sẽ báo lỗi khi được nhập những câu lệnh này. Nó thường sử dụng bộ NetworkManager cho phép quản lý giao diện mạng. Mặc dù vậy, các câu lệnh này vẫn sẽ hoạt động trên các server mà không cần dùng NetworkManager.

Nếu bạn thực sự cần cấu hình NetworkManager từ giao diện dòng lệnh, sử dụng câu lệnh nmcli.

dhclient

Lệnh dhclient giúp làm mới địa chỉ IP trên máy bằng cách giải phóng địa chỉ IP cũ và nhận một địa chỉ mới từ DHCP server. Công việc này yêu cầu quyền quản trị, vì vậy phải dùng thêm từ khóa sudo trên Ubuntu. Chạydhclient để nhận địa chỉ IP mới hoặc sử dụng tùy chọn –r để giải phóng địa chỉ IP hiện tại.
sudo dhclient –r
sudo dhclient

netstat

Câu lệnh netstat đưa ra các thống kê khác nhau cho giao diện, bao gồm các socket mở và các bảng định tuyến
Sử dụng câu lệnh netstat –p để xem các chương trình đi kèm với các socket mở.

Xem các thống kê chi tiết cho tất cả các cổng bằng câu lệnh netstat –s.
Trên đây là các câu lệnh thông dụng để thao tác với mạng mà Linux hỗ trợ người sử dụng. Thông qua các câu lệnh này, người sử dụng có thể dễ dàng kiểm tra tìm sự cố hay các thông tin liên quan đến mạng.
 

 

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Các phương pháp giúp giải phóng không gian bộ nhớ


Quản Trị Mạng - Sự thật là không gian ổ đĩa của bạn rất dễ dàng bị lấp đầy, dù bạn có một ổ đĩa cứng đồ sộ hay gắn bó với một trong những dòng laptop siêu mỏng tốc độ cao với các ổ trạng thái rắn nhỏ bé. Các ứng dụng, những bộ phim, bài nhạc và ảnh sẽ dễ dàng làm cho không gian ổ cứng nhanh chóng cạn kiệt. Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn một số phương pháp giúp lấy lại không gian ổ đĩa cứng, tránh tình trạng cạn kiệt dung lượng trống.

Xóa file không còn cần đến

Bước đầu tiên là tránh những nguyên nhân làm tăng bộ nhớ thường gặp. Chúng bao gồm các ứng dụng không cần thiết và rất nhiều file hệ thống vô dụng khác.
Thùng rác, các thư mục tạm (Temp Folder) và những file hệ thống ngẫu nhiên có thể chiếm tới hàng Gigabyte bộ nhớ. Chương trình dọn dẹp ổ đĩa tích hợp của Microsoft có tên Windows Disk Cleanup sẽ giúp giải phóng bộ nhớ cho người dùng.
disk cleanup
Vào Start menu, gõ disk cleanup trong hộp tìm kiếm và nhấn Enter để khởi chạy chương trình.
Bên cạnh đó, người dùng có thể lên lịch cho Disk Cleanup chạy định kỳ trong Task Scheduler của Windows. Dưới đây là cách làm.
Kích vào nút Start, gõ Task Scheduler trong phần tìm kiếm và nhấn Enter. Ở thực đơn Actions, chọn Create Basic Task. Theo cửa sổ thiết lập để nhập mô tả và cài đặt lịch trình hàng ngày/hàng tuần… sau đó gõcleanmgr.exe trong hộp Filename để đặt lịch.
Phương pháp này giúp kích hoạt Disk Cleanup theo thời gian thiết lập nhưng vẫn yêu cầu giám sát từ người dùng. Nếu muốn Disk Cleanup chạy nền mà không cần giám sát, bạn có thể tạo một tác vụ hoạch định bằng dòng lệnh:
  • Vào Start menu, nhập cmd trong phần tìm kiếm và nhấn Enter để mở cửa sổ lệnh.
  • Gõ cleanmgr.exe /sageset:1 để mở thiết lập Disk Cleanup.
  • Chọn những loại file muốn xóa và nhấn OK. Việc này nhằm tạo một khóa Registry lưu những thiết lập dọn dẹp và cũng chạy Disk Cleanup ngay bây giờ.
  • Sau đó, đến Task Scheduler (Start > Task Scheduler > Create Basic Task) và khi đã vào màn hình chương trình Scheduled Task, nhập /sagerun:1 trong các đối số (ngoài tên file là cleanmgr.exe) để áp dụng thiết lập dọn dẹp.
Dưới đây là một số cách khác để dọn dẹp để ổ đĩa.
Xóa các ứng dụng không cần thiết: Ở lúc này hay lúc khác, chúng ta có thể cài đặt những chương trình mà ta nghĩ rằng sẽ dùng đến hay chỉ muốn kiểm thử.Để tránh những ứng dụng không cần thiết này, như các trò chơi hay phần mềm cũ, vào Start menu sau đó chọn Control Panel và kích vào Programs and Features. Chọn chương trình muốn xóa và kích Uninstall.
Ngoài ra, nếu có nhiều trình phát nhạc hay nhiều loại ứng dụng trùng nhau, hãy gỡ bỏ bớt chúng đi.
CCleaner
Sử dụng công cụ dọn dẹp hệ thống chuyên dụng: Đôi khi nỗ lực dọn dẹp thủ công của bạn sẽ không thể xóa được hết toàn bộ file hay ứng dụng thừa. Một ứng dụng được thiết kế chuyên dụng cho hệ thống sẽ làm tốt hơn.
Để dọn dẹp hoàn toàn ổ đĩa, hãy thử sử dụng CCleaner. Ứng dụng miễn phí này sẽ xóa đi lược sử trình duyệt và cache, file tạm, điểm khôi phục hệ thống và nhiều danh mục khác làm tăng dung lượng bộ nhớ sử dụng.

Nhắm tới những file kích thước lớn và trùng lặp

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên thì bạn đã đạt được một sự cải thiện lớn cho việc sử dụng không gian ổ cứng. Hãy cùng tiến sâu hơn nữa.
Để tìm xem cái gì đang thực sự chiếm hữu hầu hết không gian ổ cứng, hãy sử dụng chương trình phân tích ổ cứng. WinDirStat là một chương trình miễn phí sẽ quét ổ và hiển thị dưới dạng đồ họa về không gian bộ nhớ mà mỗi file chiếm. Chọn các khối lớn trong WinDirStat để xem những file nào đang chiếm dụng nhiều bộ nhớ nhất và sau đó ta có thể chọn ra những “ứng viên” cần xóa.

Chuyển các thư mục quan trọng đế ổ cứng ngoài

Có thể cách dễ nhất để làm gọn hệ thống là mở rộng bộ nhớ bằng một ổ cứng ngoài. Với một ổ USB giá rẻ hay thậm chí là thẻ nhớ, bạn có thể lưu lại bộ sưu tập ảnh hay video ngoài máy tính và sử dụng ổ nguyên thủy chỉ để chạy hệ điều hành và ứng dụng.
Chi phí cho các ổ cứng ngoài hạ rất nhanh gần đây, do vậy người dùng sẽ dễ dàng có thêm được rất nhiều không gian lưu trữ để chuyển toàn bộ thư mục Documents đến một nơi khác (ổ khác).
Để làm điều này, kích chuột phải vào thư mục My Documents trong Windows Explorer và vào phần thuộc tính thư mục. Sau đó chọn địa chỉ đích trong thẻ Location. Hoặc bạn có thể chuyển chỉ những thư mục được chọn sang ổ cứng ngoài.
Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có một hệ thống dự phòng cho các file trên ổ cứng ngoài như với ổ cứng trong. Dự phòng cho những thư mục cục bộ hoặc qua các dịch vụ dự phòng trực tuyến như Crashplan và Backblaze. Đây là những ứng dụng cho phép dự phòng ổ cứng ngoài.

Lưu trên Web

Các dịch vụ lưu trữ đám mây mang đến rất nhiều không gian lưu trữ trực tuyến mà ta có thể dùng để thay thế ổ đĩa cứng truyền thống. SkyDrive của Microsoft cung cấp tới 7 hoặc 25GB dung lượng miễn phí trong khi Box, Google Drive và SugarSync Free cho phép 5GB. Dropbox Basic bắt đầu với 2GB dung lượng miễn phí.
Mặc dù vậy, để thực sự tiết kiệm không gian bộ nhớ thì dịch vụ bạn sử dụng sẽ phải cho phép bạn đăng tải file đơn giản mà không cần đồng bộ như ở Box hay loại trừ một số thư mục không đồng bộ (nhưng bạn vẫn sẽ có những thư mục và file đó được lưu trên máy). SkyDrive và SugarSync dường như không có tính năng đồng bộ chọn lọc, nhưng cả Dropbox và Google Drive đều có.
Để ngừng đồng bộ toàn bộ thư mục với Google Drive, kích chuột phải vào Google Drive Tool sau đó vàoPreferences. Tích vào hộp Only sync some folders to this computer.
Với Dropbox, vào Dropbox preferences, sau đó vào thẻ Advanced và nhấn nút Selective Sync.
Đây là một cách tuyệt vời để lưu giữ những thư mục lớn chứa video hay ảnh lên bộ lưu trữ trực tuyến và xóa chúng khỏi ổ cứng máy tính.
Các dịch vụ khác bạn có thể sử dụng để tiết kiệm bộ nhơ như là Amazon Cloud Drive, Picasa hoặc Flickr để lưu ảnh và tất nhiên là YouTube cho video.

Chạy phần mềm bằng trình duyệt

Phần mềm trên nền Web có thể thường xuyên cạnh tranh với phần mềm trên desktop về mặc tính năng, và những chương trình như vậy thường miễn phí. Thay vì cài đặt một bộ office lên máy tính, ta có thể sử dụng Google Docs hoặc những ứng dụng Office Web của Microsoft trong SkyDrive.
Pixlr Editor có thể thay thế cho “kẻ khát máu” Photoshop trong việc chỉnh sửa ảnh, PDFescape thực hiện công việc của Adobe Acrobat…
Vì vậy, đừng thấy phiền lòng khi sở hữu một ổ cứng dung lượng nhỏ. Hãy thử sử dụng những phương pháp trên đây, bạn sẽ thấy ổ cứng của mình “lớn” hơn bạn nghĩ.

Tìm hiểu về máy ảo


Quản Trị Mạng - Máy ảo cho phép bạn chạy các hệ điều hành khác nhau cùng với hệ điều hành hiện tại. Những hệ điều hành sẽ hoạt động như thể các chương trình trên máy tính. Máy ảo lý tưởng để kiểm thử hệ điều hành, như phiên bản Windows 8 mới ra hay các hệ điều hành Linux. Bạn cũng có thể sử dụng máy ảo để chạy phần mềm trên hệ điều hành mà chúng không tương thích, chẳng hạn như ta có thể chạy các chương trình cho Windows trên máy Mac bằng máy ảo.
Mặt khác, người dùng có thể không phải trả bất kỳ chi phí nào vì có một vài chương trình máy ảo miễn phí rất tuyệt vời để trải nghiệm.

Máy ảo là gì?

Một máy ảo là một chương trình đóng vai trò như một máy vi tính ảo. Nó chạy trên hệ điều hành hiện tại - hệ điều hành chủ và cung cấp phần cứng ảo tới hệ điều hành khách. Các hệ điều hành khách chạy trên các cửa sổ của hệ điều hành chủ, giống như bất kỳ chương trình nào khác của máy. Đối với những hệ điều hành khách, máy ảo lại hiện diện như một cỗ máy vật lý thực sự.
Các máy ảo cung cấp phần cứng ảo, bao gồm CPU ảo, RAM ảo, ổ đĩa cứng, giao diện mạng và những thiết bị khác. Các thiết bị phần cứng ảo được cung cấp bởi máy ảo và được ánh xạ tới phần cứng thực trên máy thật. Ví dụ như, ổ đĩa cứng ảo lại được lưu trong một file đặt trên ổ đĩa cứng thực.
Bạn có thể cài đặt nhiều máy ảo lên máy thực và chỉ bị hạn chế bởi dung lượng bộ lưu trữ hiện có cho chúng. Khi đã cài đặt một vài hệ điều hành, bạn có thể mở chương trình máy ảo và chọn máy ảo muốn khởi động, khởi động hệ điều hành khách và chạy trong một cửa sổ của hệ điều hành chủ hoặc cũng có thể chạy ở chế độ toàn màn hình (full-screen mode).
hệ điều hành

Tác dụng của máy ảo

Các máy ảo có một số tác dụng phổ biến:
  • Kiểm thử các phiên bản hệ điều hành: Bạn có thể chạy phiên bản thử nghiệm Windows 8 bằng máy ảo trên máy chạy Windows 7. Điều này cho phép bạn thử nghiệm Windows 8 mà không phải cài đặt một phiên bản Windows bất ổn định trên máy mình.
  • Thử nghiệm các hệ điều hành khác: Bạn có thể cài nhiều bản phân phối Linux khác nhau và các hệ điều hành ít biết đến hơn bằng một máy ảo để thử nghiệm chúng và tìm hiểu cách chúng hoạt động. Nếu bạn hứng thú với Ubuntu, bạn có thể cài đặt nó vào máy ảo và sử dụng tại một cửa sổ trên màn hình desktop bình thường.
cửa sổ chương trình
  • Sử dụng phần mềm đòi hỏi một hệ điều hành cũ: Nếu bạn có một ứng dụng quan trọng mà chỉ chạy trên Windows XP, bạn có thể cài đặt XP trên máy ảo và chạy ứng dụng trên máy ảo. Máy ảo đang thực sự chạy Windows XP, vì vậy tính tương thích không phải vấn đề. Điều này cho phép người dùng sử dụng một ứng dụng mà chỉ tương thích với Windows XP mà không phải cài Windows XP trên máy thật, đặc biệt quan trọng khi xét đến nhiều laptop mới và phần cứng khác không hỗ trợ đầy đủ cho Windows XP.
  • Chạy phần mềm được thiết kế cho những hệ điều hành khác: Những người dùng Mac và Linux có thể chạy Windows trên một máy ảo để sử dụng những phần mềm cho Windows trên máy tính mà không phải đau đầu về tính tương thích. Không may là, với trò chơi thì đây có thể là một vấn đề. Các chương trình máy ảo có độ trễ và không một ứng dụng máy ảo nào cho phép chạy các bản game 3D mới nhất. Một số hiệu ứng 3D được hỗ trợ nhưng đồ họa 3D là điều ít được hỗ trợ nhất trên máy ảo.
  • Kiểm thử phần mềm trên nhiều nền tảng: Nếu bạn cần kiểm thử một ứng dụng có tương thích với nhiều hệ điều hành hoặc chỉ các bản Windows khác nhau hay không, bạn có thể cài mỗi hệ điều hành lên một máy ảo thay vì cần nhiều máy thực xung quanh.
  • Tăng cường cho server: Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều server, thì các server có thể được đặt vào những máy ảo và chạy trên một máy tính đơn lẻ. Mỗi máy ảo là một thư mục cách ly, vì vậy điều này không gây những nguy cơ về bảo mật liên quan tới việc chạy nhiều server khác nhau trên cùng hệ điều hành. Các máy ảo cũng có thể được di dời giữa những server thật.

Phần mềm máy ảo

VirtualBox là một ứng dụng máy ảo mã nguồn mở tuyệt vời chạy được trên Windows, Mac OS X và Linux. Một trong những điều tuyệt nhất về VirtualBox là không có bản thương mại. Bạn nhận được đầy đủ tính năng một cách miễn phí, gồm cả những tính năng nâng cao như “snapshots”, cho phép lưu trạng thái máy ảo.
Virtualbox
VMware Player là một chương trình máy ảo chất lượng cao khác cho Windows và Linux. Vmware Player là bản sao miễn phí của Vmware Workstation, một ứng dụng thương mại, vì vậy bạn sẽ không nhận được đầy đủ tính năng nâng cao như với VirtualBox. Tuy nhiên, cả VirtualBox và Vmware Player đều là những chương trình đáng tin cậy, cung cấp các tính năng cơ bản cho phép tạo mà chạy máy ảo miễn phí.
VMware
Để cài đặt một hệ điều hành lên máy ảo, bạn cần đĩa cài đặt hệ điều hành hoặc có thể sử dụng file ảnh đuôi ISO mà các bản phân phối Linux thường cung cấp cho phép tải về. Các chương trình máy ảo cung cấp giao diện thân thiện dễ dàng để tạo máy ảo và cài đặt hệ điều hành.
Bạn cũng có thể tải về những máy ảo đã được tạo và cài sẵn hệ điều hành từ một người khác và chỉ việc tải máy ảo vào chương trình máy ảo để khởi động nó. Để tải về các file ảnh cho máy ảo đã tạo sẵn, hãy truy cập website VirtualBoxes.

Hướng dẫn thay đổi trình duyệt web mặc định trong Windows 7


Quản Trị Mạng - Mặc dù bạn có thể tự do sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào mình thích nhưng trình duyệt mặc định lại được khởi chạy bởi Windows khi kích vào các đường link trong email hay tài liệu Office. Bài viết sẽ hướng dẫn nhanh người dùng cách thay đổi trình duyệt web mặc định trong Windows.

Thay đổi trình duyệt mặc định trong Windows từ Control Panel

Kích vào Start và chọn Control Panel.
control panel
Chọn Programs.
category
Nếu không thấy tùy chọn Programs, thay đổi View Style của Control Panel. Kích vào tùy chọn View ở góc trên bên phải panel điều khiển và chọn Category.
view
Bây giờ, kích vào Default Programs.
default
Nhấn Set Your Default Programs nếu người dùng muốn thay đổi các chương trình mặc định mà Windows sẽ dùng để mở file.
set default
Danh sách các chương trình đã được cài hiện lên. Chọn trình duyệt mà bạn muốn sử dụng làm mặc định và nhấn vào Set this Program As Default.
chọn chương trình
Kích vào Choose Default for this Program.
chọn
Windows sẽ hiển thị danh sách của tất cả các loại file được hỗ trợ. Chọn loại file người dùng muốn mở bằng trình duyệt chỉ định và kích nút Save.
chọn file

Đặt trình duyệt mặc định bên trong ứng dụng

Như đã đề cập, sau đây ta sẽ đặt trình duyệt mặc định bên trong ứng dụng. Dưới đây là một vài ví dụ.

Mozilla Firefox

Vào Options bằng cách, kích vào nút Firefox màu da cam và chọn Options.
firefox
Nhấn vào thẻ Advanced. Dưới mục System Defaults, kích vào Check Now để kiểm tra trình duyệt mặc định.
Advanced
Nếu Firefox không phải trình duyệt mặc định, một hộp thoại sẽ hiện lên hỏi người dùng có muốn đặt chương trình làm trình duyệt mặc định hay không. Kích Yes để đồng ý.
set default

Google Chrome

Để biến Google Chrome thành trình duyệt mặc định, nhấn vào biểu tượng cờ lê và chọn Settings.
Ở phần Default Browser, người dùng có thể đặt Google Chrome làm trình duyệt mặc định.

Tăng tốc Google Chrome trong Windows


Quản Trị Mạng - Có rất nhiều lời than phiền về hoạt động của Google Chrome sau một thời gian sử dụng trên các diễn đàn. Người dùng nói rằng, khi mới được cài đặt, trình duyệt khởi động và vận hành rất nhanh nhưng bắt đầu trở nên chậm chạp sau một thời gian sử dụng liên tục. Với việc sử dụng một process riêng cho mỗi thẻ tab mới được mở thì thật dễ hiểu cho cảm giác khó chịu nhất là với những người sử dụng các dòng máy tính cấu hình thấp. Thậm chí một số máy tính cấu hình cao vẫn có thể chịu sự suy giảm hiệu năng từ trình duyệt. Sau đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng này.

Dọn dẹp cache

Lưu đệm cho phép trình duyệt tải nhanh hơn những trang web mà người dùng đã truy cập trước đó. Tuy nhiên, khi cache đầy cũng gây tác động tiêu cực đến hiệu năng trình duyệt. Hãy xóa cache thường xuyên để cải thiện Chrome, nhưng đổi lại, thời gian tải trang sẽ chậm hơn.
Để xóa cache, kích vào biểu tượng cờ lê ở góc phải trình duyệt, chọn Settings. Trong thẻ Settings, kích vàoShow advanced Settings. Trong phần Privacy, kích vào Clearing browsing data, chọn tùy chọn Cache. Người dùng có thể bỏ chọn những tùy chọn không muốn xóa đi. Sau khi xóa cache, hiệu năng trình duyệt sẽ được cải thiện mặc dù thời gian tải trang lúc đầu có chậm hơn.

Khởi động mới Chrome

Nhiều người dùng chọn khởi động Google Chrome kèm các thẻ tab đã mở ở phiên trước đó. Nếu trình duyệt vận hành chậm và ngốn nhiều dung lượng RAM từ phiên trước đó khi ngay cả khi khởi động lại phiên, tình hình cũng không được cải thiện.
Đó là lý do bạn nên khởi động mới Chrome sau đó bật lại lần lượt các tab đã mở ở phiên trước nếu cần. Hãy kiểm tra trong Task Manager sau khi mở Chrome để thấy dung lượng RAM những thẻ tab mở có thể chiếm.

Đóng thẻ tab không dùng đến

Nếu không cần sử dụng một tab nào đó, hãy đóng tab đó lại. Tab mở sẽ chiếm một không gian bộ nhớ nhất định mà ta có thể dùng cho hoạt động khác của máy. Điều đó có thể tác động tiêu cực tới hiệu năng máy.
Rất dễ hiểu khi có tới 25 tab đang mở trên Chrome khi bạn đang sử dụng trình duyệt cho công việc. Nhưng hãy nhớ đóng những tab không cần dùng đến. Mỗi lần đóng một tab đồng nghĩa với việc bạn đã giải phóng bộ nhớ trên máy để dùng cho những tab khác trong việc tải trang mới.

Gỡ bỏ tiện ích mở rộng không dùng đến

Các tiện ích mở rộng trên bất cứ trình duyệt nào cũng có thể ngốn lượng lớn RAM, đặc biệt với những tiện ích không được lập trình chuẩn xác. Giải pháp tốt nhất là, đầu tiên hãy gỡ bỏ toàn bộ tiện ích mở rộng sau đó kích hoạt lại lần lượt các tiện ích người dùng thực sự cần đến. Nếu có thể, hãy giữ cho số lượng tiện ích không vượt quá 5. Điều này có thể giúp gảm tải trình duyệt trên máy tính.

Cài đặt FastestChrome

Có một tiện ích mở rộng tên là FastestChrome có thể giúp trải nghiệm Chrome tốt hơn.
FastestChrome có nhiều tính năng như tải nhiều trang, mở trang tìm kiếm trong tab mới bằng chuột giữa và tự động đổi URL văn bản thành đường link. Tiện ích không làm giảm dung lượng bộ nhớ mà trình duyệt Chrome chiếm, nhưng nó làm tăng trải nghiệm cho người dùng.

Hiển thị trang trống trên tab mới

Nếu đang sử dụng máy cấu hình thấp, bạn có thể cũng làm giảm bộ nhớ bằng cách sử dụng tiện ích Empty New Tab Page để hiển thị trang trống trên thẻ tab mới.

Thủ thuật khác

Ngoài ra, còn có một tính năng ẩn khác trong Google Chrome đặc biệt hữu ích cho các tín đồ máy tính. Thủ thuật này tốt cho mọi cấu hình máy, đó là bổ sung một nút Purge Memory cho trình duyệt.
Tới biểu tượng tắt thường sử dụng để mở Chrome. Kích chuột phải vào biểu tượng và chọn Properties. Trong thẻ Shortcut, trong hộp văn bản Target, bổ sung dòng văn bản sau:
--purge-memory-button
Đó là tất cả những việc bạn phải làm. Bây giờ, sau khi nhấn OK, hãy khởi động Google Chrome và nhấn Shift + Esc. Bạn sẽ thấy xuất hiện một nút Purge Memory mới.
Mỗi lần nhấn vào nút này, Chrome sẽ giảm được dung lượng RAM sử dụng.

KHÓA HỌC “QUẢN TRỊ LINUX SERVER 2011


KHÓA HỌC “QUẢN TRỊ LINUX SERVER 2011" - TẠI HỌC VIỆN PNH
 


MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
Tất cả các khóa học tại PNH đều nhắm đến mục tiêu: "Học đúng những kiến thức được sử dụng trong thực tế". Để khóa học Linux Server 2011 bám sát yêu cầu này, đội ngũ chuyên gia tại PNH đã kết hợp giữa nghiên cứu các ứng dụng phổ biến nhất của Linux trong các Doanh nghiệp với nền tảng kiến thức theo tiêu chuẩn các kỳ thi  LPI (Linux Professional Institute).
Khóa học :" Linux Server 2011"  tập trung vào 2 mục tiêu:
1. Triển khai, quản lý các Server Linux ( ứng dụng chủ yếu của Linux hiện nay trong các Doanh nghiệp là làm Server)
2. Trang bị những kiến thức nền tảng, giúp học viên có kiến thức khi tham gia các ký thi LPIC101-LPIC102, LPIC201-LPIC202


NỘI DUNG KHÓA HỌC


Module 1: Linux Fundamentals 

Giới thiệu Linux - CentOS/RHEL/Fedora/OracleEL
Cài đặt Hệ điều hành CentOS 5.x/6.x
Putty, Xmanager, WinSCP, FileZilla, VNC
Linux command line
Cài đặt phần mềm mã nguồn mở
Trình soạn thảo vi, vim
Quản trị File systems, group, user
Quản trị thiết bị HDD, CD/DVD, USB, Network driver
Quản trị dịch vụ, tiến trình
Cấu hình bảo mật SSH
SSH Tunnels, SSH cluster, multitail, htop, tcpdump
Công nghệ ảo hóa máy chủ: Vmware, Citrix XenServer

Module 2: Domain - DHCP - DNS - File server

OpenLDAP
DHCP server
DNS server
SAMBA - NFS
Tích hợp SAMBA và Active Directory
Samba File server
NFS - NIS

Module 3: Web server - Database server

Cài đặt và cấu hình Apache - PHP - MySQL
Apache Virtual Host
Apache HTTP SSL
Cài đặt và cấu hình Java - Tomcat
phpmyadmin, mysql-gui-tools-5
MySQL Replication
MySQL Cluster
Cài đặt và cấu hình Oracle 11G

Module 4: Backup - Restore


Ngôn ngữ kịch bản shell
Backup file
Đồng bộ dữ liệu file trên các server
Backup/Restore MySQL
Đặt lịch tự động với crontab

Module 5:  High Availability cluster - Load balancing

High Availability server
Linux Virtual Server Direct Routing
Pound - Reverse proxy server
HA-proxy

Module 6: Mail server

Postfix - Dovecot - Squire mail
Zimbra

Module 7: Firewall - Proxy - VPN - Network monitor


Iptables firewall
Squid proxy
OpenVPN
Cấu hình network monitor với Nagios
Hệ thống cảnh báo qua SMS và email

KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có khả năng:

Xây dựng các Server Linux đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp như: Mail Server, Web Server, Database, Firewall.
Vận hành hệ thống Linux trong môi trường Doanh nghiệp : cài đặt, cấu hình mạng, máy in, sử dụng thành thạo các công cụ quản trị mạng, cấu hình kernel, DFS, lập kế hoạch cho việc sao lưu và phục hồi dữ liệu, TCP/IP, DHCP, cấu hình các thiết bị, …
Kỹ năng triển khai các hệ thống Firewall bảo mật dựa trên Linux
Bảo trì, xử lý lỗi và bảo đảm ổn định, bảo mật cho các hệ thống mã nguồn mở.


CHỨNG CHỈ

Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ:
Nhận chứng chỉ hoàn tất khóa học : " Linux Server 2011" của PNH
Tham gia ký thi LPIC 101-102 & LPIC 201-202 để lấy chứng chỉ Quốc tế về Linux tại PNH
Thi tại hệ thống thi chứng chỉ quốc tế của VUE. Lệ phí của mỗi môn là 155$